Danh sách 5 ngôi chùa nổi tiếng nhất ở vùng sông nước Miền Tây

Miền Tây sông nước là nơi có khá nhiều những ngôi chùa từ cổ kính, lâu đời cho đến hiện đại, mang phong cách phương Tây. Những ngôi chùa tại Miền Tây không chỉ mang phong cách xây dựng của người Việt mà còn có những cách thiết kế, lối kiến trúc khá xưa của người Khmer hay người Hoa v.v.. Chính vì sự đa dạng này cũng phần nào thể hiện được sự đa dạng, phong phú trong tín ngưỡng, quan niệm của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong bài viết hôm nay mà du lịch Việt Vui muốn giới thiệu cho du khách, du khách sẽ có cái nhìn tổng quát, đầy đủ hơn về những ngôi chùa chiền nổi tiếng nhất ở Miền Tây. Những ngôi chùa chiền này được chọn lựa để giới thiệu cho du khách dựa trên những điều mà du lịch Việt Vui biết được. Nếu bạn đọc đang muốn tìm danh sách các ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Miền Tây thì có thể đọc bài viết này để tham khảo.
1. Chùa Vĩnh Tràng - ngôi chùa nổi tiếng ở Tiền Giang
Chùa Vĩnh Tràng thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc đẹp, rất đặc trưng và khác biệt, chính vì vậy mà hầu như bất kỳ một Tour Miền Tây nào do công ty du lịch nào tổ chức cũng đều phải ghé lại ngôi chùa linh thiêng này để lễ phật và tham quan khắp nơi. Chùa có lối kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây. Điểm đặc biệt và khác biệt của chùa Vĩnh Tràng so với nhiều ngôi chùa Miền Tây khác chính là cổng Tam Quan, Cổng này được xây dựng theo lối kiến trúc cổ Lầu bởi nghệ nhân xây dựng nên nó là người Huế. Cổng vào chùa Vĩnh Tràng cũng khá đặc biệt, nó được thiết kế theo kiểu những bức tranh ghép bằng những mảnh sành, sứ. Chùa có pho tượng Phật A Di Đà thủ ấn cao 18m nằm trong khuôn viên. Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn có hàng trăm loại cây xanh, 1 hồ sen l ớn và khá nhiều những cây cổ thụ che mát cho chùa. Nhiều du khách khi có dịp ghé lại tham quan Chùa Vĩnh Tràng đều rất thích đến khuôn viên này bởi sự mát mẻ, thanh tịnh mà nó mang lại.
Chùa Vĩnh Tràng xinh đẹp, uy nghiêm tọa lạc tại vùng đất Tiền Giang - Miền Tây

Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng có dạng hình chữ Quốc bao gồm 4 gian nối liền nhau, cụ thể là Nhà Tổ, Tiền Đường, Chánh Điện và cuối cùng là nhà Hậu. Riêng phần chánh điện chùa được xây dựng theo kiến trúc kết hợp giữa Á – Âu với những hàng cột thanh mảnh vòm cong 5 mái nhô cao tượng trưng theo quan niệm ngũ hành phương Đông. Sự kết hợp độc đáo này góp phần tạo nên phong cách riêng cho chùa, khiến chùa vừa giống nhà cổ của Pháp, vừa mang nét cổ kính của những ngôi đền Campuchia lại vừa phảng phất dáng dấp lâu đài nước Ý. Tại chùa Vĩnh Tràng hiện đang lưu giữ khá nhiều những cổ vật có giá trị to lớn, cụ thể là hơn 60 pho tượng Phật cổ làm bằng gỗ quý, đất nun sơn son thếp vàng và bộ tượng gỗ Thập bát la Hán nằm ở Chánh Điện - chính bộ tượng này đã thể hiện được sự hoàn mỹ, thể hiện đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc của người dân Nam Bộ. Hiện nay, chùa Vĩnh Tràng là một trong những điểm đến du lịch thu hút khách trong và ngoài nước.
2. Chùa Xiêm Cán - Bạc Liêu
Nếu có dịp đi nhiều ngôi chùa ở Miền Tây, du khách sẽ cảm nhận được đa phần những ngôi chùa này được mang phần nào dáng vẻ của kiến trúc Khmer cổ kính. Nếu du lịch đến Bạc Liêu, du khách có nhu cầu tìm 1 ngôi chùa đẹp để tham quan thì lời đề nghị rất có thể là chùa Xiêm Cán. Chùa nằm cách thành phố Bạc Liêu khoảng 7 cây số, thuộc địa phận xã Hiệp Thành, Bạc Liêu. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 19, trên khuôn viên rộng lớn lên đến 50.000 hecta. Nhìn từ xa, ngôi chùa uy nghi và rực rỡ với 2 tông màu vàng và đỏ nổi bật. Nếu có cơ hội đi du lịch Miền Tây, cụ thể là đi du lịch Bạc Liêu bằng hình thức đi Tour hay tự túc, du khách hãy ghé lại Xiên Cán 1 lần để lễ phật, tham quan khắp nơi trong khuôn viên rộng lớn của chùa nhé. Đặc biệt nếu may mắn, du khách có thể thưởng thức được những lễ hội truyền thống khá đặc trưng ở Miền Tây tại ngôi chùa Xiêm Cán này như Ok Om Bok, lễ Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta...
Ngôi chùa Xiêm Cán rộng lớn ở Bạc Liêu

3. Chùa Phật Lớn
Đây là ngôi chùa khá nổi tiếng ở Miền Tây, tọa lạc tại đỉnh núi Cấm thuộc vùng Tịnh Biên, An Giang. Bên cạnh miếu Bà Chúa Xứ, chùa Vạn Linh… thì chùa Phật Lớn được xem là một trong những ngôi chùa thu hút khách tham quan nhất. Theo nhiều sử sách ghi lại, chùa được xây dựng năm từ năm 1912, được trùng tu và tôn tạo nhiều lần nên nay diện mạo rất khang trang, bề thế. Điểm nổi bật nhất của chùa Phật Lớn là tượng Phật Di Lặc cao 33.6m, được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập vào năm 2006. Năm 2013, tượng Phật Di Lặc này được xác lập kỷ lục châu Á.
Chùa Phật Lớn An Giang - ngôi chùa sở hữu pho tượng phật Di Lặc cao nhất châu Á

4. Chùa Đất Sét – Sóc Trăng
Chùa Đất Sét hay còn gọi là Bửu Sơn Tự, là một ngôi chùa nổi tiếng tọa lạc tại địa chỉ số 286 đường Tôn Đức Thắng thuộc thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Miền Tây. Ở vùng đất Sóc Trăng có khá nhiều những ngôi chùa lớn, nổi tiếng, đa phần những ngôi chùa này được xây dựng theo nét kiến trúc Khmer khá đặc trưng, duy chỉ có chùa Đất Sét lại được xây dựng theo phong cách của người Việt ta. Ngôi chùa này đã có hơn 100 tuổi. Chùa Đất Sét là một ngôi chùa lớn, nổi tiếng ở vùng đất Miền Tây được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo khách du lịch thập phương.
Hiện nay chùa Đất Sét sở hữu hơn 208 pho tượng Phật lớn nhỏ các loại, 156 con rồng nằm trên đỉnh tháp. Nét đẹp của chùa khá lạ, khá đặc biệt bởi hầu như tất cả đều được xây dựng bằng đất sét. Đặc biệt nhất tại Chùa Đất Sét hiện đang sở hữu tới 8 ngọn nến, trong đó có 2 ngọn nến đang cháy và 6 ngọn còn y nguyên, chưa được dùng. Trọng lượng những cây nến này thật khó tin, nó nặng tới 200 kg và cao tới 1.6 mét. Một điều thú vị nữa đó là theo như ước tính hiện tại, nếu đốt liên tục 1 cây nến thì trong vòng 70 năm sau, nến sẽ tắt.
5. Chùa Dơi – Chùa Mã Tộc – Sóc Trăng
Chùa Dơi còn được biết với cái tên chùa mahatup. Sở dĩ chùa có tên này là do đây là nơi cư ngụ của hàng ngàn loài dơi, quạ từ các nơi bay về. Để đến tham quan chùa Dơi, các bạn có thể đến đường Lê Hồng Phong thuộc khu vực phường 3, thành phố Sóc Trăng - tỉnh Sóc Trăng. Chùa dơi xinh đẹp, độc đáo, được sự yêu thích của khá nhiều khách du lịch phương xa khi đến tham quan vùng Sóc Trăng này. Chùa Dơi được xây dựng vào thế kỷ 16, sau đó được trùng tu nhiều lần. Tại Chùa Dơi hiện đang cất giữ khá nhiều những món bảo vật có giá trị to lớn như bộ kinh luật được viết trên lá thốt nốt, những ngọn đèn dầu cổ xưa và đặc biệt là pho tượng phật cổ bằng đá cao tới 1.5 mét v.v… Ngoài ra chùa Dơi còn có nhiều ngọn tháp nhỏ được xây dựng trên mái hiên chùa trông rất độc đáo và vô cùng đặc biệt. Chùa Dơi khá hấp dẫn, là địa điểm thú vị thu hút đông đảo khách du lịch gần xa tìm đến. Và khi tham gia Tour Miền Tây 1 ngày, du khách hãy ghé lại để tham quan và chiêm ngưỡng sự diệu kỳ và độc đáo mà Chùa Dơi mang lại.
Đi du lịch Sóc Trăng, du khách nên dành tý thời gian ghé lại tham quan Chùa Dơi, ngôi chùa cực kỳ nổi tiếng

Danh sách các ngôi chùa đẹp nhất miền Tây còn có rất nhiều tên ngôi chùa khác nữa mà Viet Fun Travel chưa thể kể ra hết trong bài viết này. Ví dụ như khi du lịch đến Cần Thơ, bạn có tìm tham quan chùa Pitu Khôsa Răngsây (Chùa Viễn Quang) cũng được xem là ngôi chùa đẹp (ở 27/18 đường Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) hoặc du lịch Bến Tre có thể đến chùa Viên Giác (ở phường 5, thành phố Bến Tre) hoặc chùa Phước Hưng (ở 74/5 đường Hùng Vương, phường 1, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) khi du lịch Đồng Tháp. Chùa là nơi linh thiêng thể hiện sự tôn kính, lòng tin của con người đối với thần linh, tạo hóa. Chính vì vậy mà khi ghé lại tham quan những ngôi chùa khác nhau, du khách sẽ phần nào thấu hiểu được văn hóa, sự đa dạng cũng như quan niệm của mỗi khu vực, mỗi vùng miền Miền Tây.

Share this :

Previous
Next Post »
0 Nhận Xét

Hãy để lại bình luận của bạn
  • Vui lòng để lại ý kiến của bạn về chủ đề. Comments bao gồm liên kết hoạt động, quảng cáo, hoặc tương tự sẽ bị xóa.
  • Để chèm một đoạn code ngắn <i rel="code"> Mã code </i>
  • Để chèn một đoạn code dài <i rel="pre"> mã code </i>
  • Để chèn trích dẫn <i rel="quote"> Nội dung trích dẫn </i>
  • Để chèn hình ảnh <i rel="image"> Link ảnh </i>
  • Để chèn một đoạn video [iframe] URL embed video [/iframe]
  • Sau đó click dán vào ô bên dưới </>
  • © 2015 Khám Phá Blog ✔